Hệ thống quản lý dược phẩm của Nhật Bản tương đối phức tạp; luật cơ bản được ban hành năm 2002 trong đó các khoản mục về dược phẩm liên tục được chỉnh sửa và phát triển (đáng chú ý là bản sửa đổi năm 2005 thành Luật thương mại Dược). Trong khi Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm kiểm soát cả dược phẩm và các thiết bị y tế  thì Cục Dược phẩm và Thiết bị Y tế (PMDA) mới là đơn vị tiến hành việc thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận.

Thị trường dược phẩm Campuchia tuy nhỏ nhưng có rất nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm của Việt Nam khai thác. Theo nhiều doanh nghiệp, nếu thị trường Campuchia chấp nhận dược phẩm Việt Nam thì Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, thâm nhập vào các nước khác trong khối ASEAN.

Vụ Châu Phi - Tây Nam Á cho biết, theo ghi nhận của các Thương vụ Việt Nam phụ trách địa bàn này, thời gian gần đây đã phát sinh một số trường hợp doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu với một số đối tác tại các nước Trung Đông.

Hiện có rất nhiều các công cụ marketing giúp bạn có thể tiếp cận các khách mua quốc tế như: tham gia hội chợ triển lãm, thương mại điện tử, tới thăm khách hàng hoặc gửi bản chào hàng qua email và nhắc nhở các khách hàng hiện tại về thương vụ mới. Tuy nhiên, thành công chỉ đến khi bạn kiên trì hành động

Bất cứ người nào muốn nhập khẩu hàng dược phẩm vào Philippines đều phải có Giấy phép hoạt động do Cục Thực phẩm và Dược phẩm (BFAD) cấp và phải xuất trình những chứng từ yêu cầu như đã liệt kê ở trên. BFADlà cơ quan chính phủ có nhiệm vụ quản lý và giám sát thực thi pháp luật gắn liền với việc sản xuất và bán hàng thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm tại Philippines.

Quy trình nhập khẩu ở Trung Quốc

Hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu ở Trung Quốc  đều nhập khẩu theo giá FOB. Chỉ có rất  ít hàng hoá được nhập khẩu theo điều kiện CIF. Hình thức thanh toán thường theo thư tín dụng (L/C). Quy trình nhập khẩu hàng hoá gồm rất nhiều bước từ ký hợp đồng đến thanh toán.

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế của cả nước, ngành dược Việt nam đã không ngừng phát triển, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và xây dựng thương hiệu trên thị trường. Lượng thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu dùng(năm 2008) và dành cho xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù doanh thu xuất khẩu thuốc của doanh nghiệp dược nước ta còn nhỏ nhưng đây là nền tảng để thúc đẩy phát triển ngành dược và tiến tới xây dựng thương hiệu dược phẩm của Việt Nam.   

Đại hội thành lập Câu lạc bộ xuất, nhập khẩu thuốc, diễn ra tại Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009, đã thành công tốt đẹp.
Tới dự Đại hội có các đại biểu đại diện cho 36 doanh nghiệp đăng ký tham gia Câu lạc bộ, các đại biểu khách mời, cơ quan hữu quan và truyền thông.
Đại hội cũng được đón tiếp TS.Trần Đức Long - Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, Luật sư Đoàn Hữu Đủ - Vụ phó Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Y tế và TS.Trương Quốc Cường - Cục trưởng cục Quản lý Dược, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế tới dự Đại hội.

      Được sự cho phép của lãnh đạo Bộ Y tế, Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược Việt Nam tiến hành tổ chức Đại hội thành lập Câu lạc bộ xuất, nhập khẩu thuốc.

      Đại hội diễn ra vào 7h30' thứ 4, Ngày 20 tháng 5 năm 2009, Tại Hội trường 5, tầng 2, Khách sạn La Thành, 218 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.