Định hướng chiến lược hoạt động của Hiệp hội nhiệm kỳ III( 2008-2011)
[11/08/2009 08:46:44]

 

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC  HOẠT ĐỘNG

CỦA HIỆP HỘI SẢN XUẤT KINH DOANH DƯỢC VIỆT NAM

Nhiệm kỳ III (2008-2011)

I.MỤC TIÊU

            1. Tập hợp, đoàn kết các doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, nghiên cứu khoa học, đào tạo về Dược hoạt động và phát triển; góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, xây dựng ngành Dược Việt Nam trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

            2. Hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên hoạt động và phát triển, để mỗi Hội viên đều có lợi ích khi tham gia Hiệp hội.

II.KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI

“Liên kết - Hợp tác - Phát triển”

 III.NHIỆM VỤ

1. Tập hợp, đoàn kết các doanh nghiệp thành viên hoạt động và phát triển cả về số lượng, chất lượng, hợp tác cùng phát triển.

2. Hỗ trợ các doanh nghiệp Hội viên

(a) Về Thông tin: Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của các Doanh nghiệp.

            (b) Về Pháp lý: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các doanh nghiệp.

(c) Tư vấn đào tạo: Thực hiện hoặc liên kết với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước có chức năng để đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nâng cao kỹ năng thực hành chuyên sâu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược; trình độ quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp để phục vụ cho các hoạt động và phát triển của các Doanh nghiệp.

(d) Tư vấn đầu tư phát triển khi có yêu cầu.

            3. Làm cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp dược và cộng đồng xã hội. Kiến nghị với Nhà nước về chiến lược phát triền ngành Dược; về chủ trương, chính sách, Pháp luật liên quan đến lĩnh vực Dược; các biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh; giải quyết các vướng mắc trong quá trình hoạt động. Phối hợp, hợp tác với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức có liên quan để thực hiện các công việc cần thiết nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp.

            4. Làm đầu mối trong công tác xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế; về đầu tư, liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác.

                5. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật, trách nhiệm xã hội, văn hoá kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động thuận hoà, bảo vệ môi trường và tham gia vào các hoạt động xã hội phù hợp với mục tiêu của Hiệp hội.

            6. Thực hiện những công việc khác khi được cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các tổ chức khác uỷ thác.

            7. Tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi để phục vụ cho các hoạt động của Hiệp hội.

 

IV. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

            1. Triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội Hiệp hội khoá III; tiếp thu và tổng hợp ý kiến của các đại biểu, hội viên, xây dựng Điều lệ sửa đổi, bổ sung của Hiệp hội, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

            2. Xây dựng Qui chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban thường trực, Ban kiểm tra, Văn phòng Hiệp hội và phân công nhiệm vụ cụ thể của các Uỷ viên Ban Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và Trưởng các đơn vị, khu vực trong khoá III, nhiệm kỳ 2008-2011.

            3. Củng cố, thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc, gồm:

- Văn phòng Hiệp hội.

- Tiểu ban Hội viên và Thông tin.

- Trung tâm tư vấn đào tạo.

- Tiểu ban xúc tiến Thương mại và Hợp tác quốc tế.

- Tiểu ban Pháp chế.

- Tiểu ban Khoa học và Công nghệ.

- Thành lập 6 khu vực trực thuộc Hiệp hội.

            4. Củng cố nhân lực Văn phòng Hiệp hội để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Xây dựng khung lương, mức lương phù hợp cho các cán bộ, nhân viên chuyên môn làm việc theo chế độ chuyên trách, chế độ bán chuyên trách của bộ phận Văn phòng Hiệp hội.

                5. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ hoạt động hàng năm của Hiệp hội.

            6. Phối hợp có hiệu quả các hoạt động giữa: Hiệp hội - Các doanh nghiệp thành viên - và các Cơ quan quản lý Nhà nước.

6.1. Phát huy vai trò đầu mối của Hiệp hội trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

6.2. Các doanh nghiệp thành viên, hoạt động có hiệu quả và phát triển, đồng thời hợp tác tích cực với các hoạt động của Hiệp hội vì mục tiêu chung.

6.3. Kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ  để các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. 

6.4. Xây dựng, bổ sung quy chế phối hợp hoạt động giữa Hiệp hội với Cục quản lý Dược, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Vụ Pháp chế - Bộ Y tế và với các cơ quan hữu quan.

            7. Tập hợp, đoàn kết các hội viên hoạt động và phát triển cả về số lượng và chất lượng, hợp tác, phát triển.

7.1. Tăng cường vận động phát triển Hội viên mới, gồm: Hội viên chính thức, Hội viên Liên kết, Hội viên danh dự.

7.2. Kết nối các hội viên, đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển.

7.3. Động viên các hội viên thực hiện cạnh tranh lành mạnh.

7.4. Chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Hiệp hội và trong ngành Dược.

7.5. Phát huy tốt vai trò đầu tầu lan toả của các doanh nghiệp lớn, đã thành đạt trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, nghiên cứu khoa học, đào tạo... đóng góp vào các phong trào và hoạt động của Hiệp hội.

            8. Hỗ trợ để  các doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

8.1. Về thông tin: các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của các Hội viên. Phát hành bản tin, tạp chí của Hiệp hội.

8.2. Về Pháp lý: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các Hội viên.

8.3. Về tư vấn đầu tư phát triển.

8.4. Về tư vấn đào tạo: các lĩnh vực mà các Doanh nghiệp có nhu cầu.

8.5. Hỗ trợ việc quảng bá sản phẩm, giới thiệu thuốc, xây dựng thương hiệu.

            9. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước để có chính sách hợp lý, vừa quản lý, vừa tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Hiệp hội làm cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.

9.1. Động viên các doanh nghiệp thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, trách nhiệm xã hội, văn hoá kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động thuận hoà, bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với mục tiêu của Hiệp hội.

9.2.  Hiệp hội làm đầu mối trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước.

            Tổng hợp các ý kiến thiết thực của các doanh nghiệp, đại diện cho các doanh nghiệp đề xuất các ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước như Cục quản lý dược, Bộ Y tế, các bộ ngành hữu quan trong việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, Pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm, phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn nhằm phát triển ngành Dược, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

            9.3. Giải quyết tốt mối quan hệ với các cơ quan sự nghiệp, tổ chức có liên quan như các trường Y - Dược, Vụ, Viện, Tổng hội Dược học Việt Nam, Hội người tiêu dùng, các phương tiện thông tin đại chúng (các Báo, Đài...) để chia sẻ thông tin, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các cơ quan quản lý Nhà nước, cộng đồng đối với hoạt động của các doanh nghiệp.

                10. Làm đầu mối trung gian trong công tác xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế.

10.1 Làm đầu mối trung gian trong công tác xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài; hợp đồng, hợp tác kinh doanh, liên kết, đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài.

10.2. Tăng cường các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế với các Liên đoàn Dược phẩm, Hiệp hội SXKD dược quốc tế nhằm tham khảo, học tập kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động, huy động nguồn viện trợ quốc tế. Tham gia vào các Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược khu vực ASEAN và quốc tế theo qui định của pháp luật.

11. Thành lập Câu lạc bộ những Nhà xuất khẩu thuốc để trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao trình độ của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dược phẩm (đã được Bộ Y tếgiao cho Hiệp hội là đơn vị chủ trì thực hiện tại quyết định số 628/KH-BYT ngày 30/6/2008).

            12. Động viên các doanh nghiệp hội viên tăng cường công tác nghiên cứu, đề xuất với Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ để lựa chọn 05 (năm) sản phẩm thuốc           đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia để đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất với quy mô lớn (Bộ Y tế đã giao cho Cục quản lý Dược là đơn vị chủ trì thực hiện, Hiệp hội là đơn vị phối hợp).

            13. Tăng cường công tác thông tin hai chiều từ Hiệp hội đến các hội viên và ngược lại để cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho quá trình hoạt động và phát triển của các Doanh nghiệpHội viên.

            13.1. Thống nhất hình thức chuyển tải thông tin từ Hiệp hội đến các hội viên và ngược bằng một trong các hình thức:

            - Bằng văn bản qua Bưu điện;

            - Bằng Fax hoặc Email hoặc điện thoại trong trường hợp gấp không có đủ thời gian.

- Trường hợp quan trọng fax trước, gửi văn bản sau.

13.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Văn phòng Hiệp hội.

13.3. Cải tiến nội dung thông tin trên trang Website của Hiệp hội.

                14. Phát triển nguồn và tự chủ về tài chính để phục vụ cho các hoạt động của Hiệp hội.

14.1. Đôn đốc các hội viên đóng hội phí đúng thời gian quy định.

14.2. Phát triển thêm Hội viên. Kể từ năm 2009 thực hiện mức thu hội phí mới do Đại hội Hiệp hội khoá III ngày 03/10/2008 đã quy định.

14.3. Tạo thêm các nguồn thu từ:

- Các hoạt động của Hiệp hội và các tổ chức thuộc Hiệp hội như: Trung tâm tư vấn đào tạo, tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại, quảng cáo, tổ chức triển lãm...

            - Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao.

- Các hoạt động gây quỹ ủng hộ, chia sẻ cho các Hội viên không may bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt từ các Hội viên.

- Các hoạt động tài trợ, hỗ trợ của các “Hội viênmạnh thường quân”, các Hội viên, của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

            15. Điều hành các hoạt động của Hiệp hội theo quy định của Điều lệ, Nghị quyết của Đại hội, quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban thường vụ, Ban thường trực, Ban kiểm tra, văn phòng Hiệp hội, theo nhiệm vụ của các tổ chức và cá nhân được giao.

15.1. Tăng cường trách nhiệm của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ đứng đầu các đơn vị, khu vực trực thuộc.

15.2.Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban Kiểm tra và của  cán bộ được phân công.

15.3. Giải quyết kịp thời các công việc phát sinh.

            16. Kiến nghị với Cục quản lý Dược, Bộ y tế, cơ quan Nhà nước hữu quan chuyển giao cho Hiệp hội làm những công việc có liên quan để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và Hiệp hội.

            17. Về công tác thi đua khen thưởng

17.1. Cùng với Vụ Pháp chế, tham mưu cho Bộ Y tế v/v xây dựng giải thưởng cho các doanh nghiệp Dược Việt Nam có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong phát triển công nghiệp Dược để thực hiện hàng năm (Bộ Y tế đã giao cho Vụ Pháp chế là đơn vị chủ trì và Hiệp hội là một trong các đơn vị phối hợp).

17.2. Hiệp hội tham mưu xây dựng một giải thưởng có uy tín hàng năm do Bộ Y tế  chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành hữu quan, giao cho Hiệp hội cùng với các cơ quan truyền thông tổ chức, bình chọn để trao cho các Doanh nghiệp Dược tiêu biểu. Ví dụ như: “Giải thưởng Việt Nam vì sức khoẻ cộng đồng”..., đề nghị Bộ Y tế, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.

17.3. Hàng năm, Ban Chấp hành Hiệp hội xét, đề nghị các hình thức khen thưởng từ cấp Bộ trở lên để khen thưởng cho các doanh nghiệp thành viên có thành tích  xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp cho cộng đồng xã hội.

17.4 Nhắc nhở, khiển trách các Doanh nghiệp hội viên vi phạm Điều lệ, mục tiêu và uy tín của Hiệp hội.

            18. Định kỳ họp Ban Thường trực Hiệp hội mỗi tháng một lần, Ban Thường vụ mỗi quý một lần, Ban Chấp hành sáu tháng một lần, toàn thể hội viên mỗi năm một lần để đánh giá kết quả hoạt động của Hiệp hội, rút ra những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục và đề ra  kế hoạch nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.