Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam triển khai đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam
[14/05/2013 11:23:04]

   Triển khai đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, tại cuộc họp doanh nghiệp hội viên ở các khu vực trên toàn quốc vào trung tuần tháng 3/2013, Hiệp hội đã đưa nội dung phổ biến đề án tới các doanh nghiệp hội viên là một trong các nội dung quan trọng chủ yếu tại cuộc họp này.

    Mục tiêu cụ thể của đề án là: (1) Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các DN sxkd thuốc/ nước/ y tế ưu tiên sd thuốc sx tại VN. (2) Tăng tỷ lệ sd thuốc sx tại VN/tổng số tiền mua thuốc tại các cơ sở y tế, phấn đấu đến năm 2020: BVTƯ đạt 22% (tăng 1% - 3%/năm, trừ một số BV chuyên khoa). BV tỉnh/thành phố đạt 50% (tăng 2% - 4%/năm). BV huyện đạt 75% (tăng 2% - 4%/năm). Tăng tỷ lệ kê đơn cấp thuốc sx tại VN cho bệnh nhân điều trị ngoại trú từ 5% - 10%/năm. (3) Đạt được các chỉ tiêu: 100% cơ sở sxkd thuốc tân dược/ nước đạt tiêu chuẩn GPs. Đến cuối 2014: 100% cơ sở sx thuốc đều sử dụng bao bì dược đạt tiêu chuẩn GMP. Tăng đầu tư kinh phí cho hđ truyền thông, quảng cáo về các thuốc được sx tại VN. Thuốc sx tại VN đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng. Xuất khẩu thuốc mỗi năm tăng từ 5 - 10% so với năm trước. (4) Làm cho mọi người hiểu: Về năng lực sx, về chất lượng, hiệu quả thuốc sx tại VN trên cơ sở đó làm thay đổi thói quen sử dụng thuốc. Dùng thuốc sx tại VN sẽ giảm chi phí điều trị,góp phần thúc đẩy pt ngành công nghiệp dược VN. Thể hiện lòng yêu nước, tự hào và tinh thần tự lực, tự cường của người Việt Nam. (5) Cả hệ thống chính trị: Tập trung nguồn lực, phối hợp liên ngành tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt trong dư luận và nhận thức cộng đồng về tính ưu việt của thuốc sx tại VN/ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

   Để thực hiện các mục tiêu này, Đề án cũng nêu rõ các giải pháp thực hiện: (1) Giải pháp về cơ chế chính sách. Sửa đổi, bổ sung các thông tư: quản lý nhà nước về giá thuốc, lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc, đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, quản lý giá thuốc bằng phương pháp thặng số bán buôn tối đa toàn chặng; Ban hành TT về kê đơn thuốc tại cơ sở KCB/ có quy định về tỷ lệ kê đơn thuốc sx tại VN; Sửa đổi, bổ sung Luật Dược; Trình Thủ tướng CP Đề án thí điểm đấu thầu thuốc QG đối với một số nhóm thuốc có nhu cầu sử dụng cao/ các BV do Bảo hiểm y tế chi trả; Đề xuất Bộ Tài chính sửa đổi quy định trong Luật thuế về tăng tỷ lệ % chi phí cho quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu thuốc sx tại VN; Định kỳ thông báo dữ liệu về tình hình hết hạn bảo hộ QSHTT của thuốc làm cơ sở cho các DN sx thuốc tại VN đón đầu sx các thuốc generic đáp ứng nhu cầu sử dụng (2) Giải pháp đối với cơ sở y tế và thầy thuốc: Đối với BS khám bệnh, kê đơn & điều trị có trách nhiệm tư vấn, kê đơn và điều trị cho người bệnh bằng thuốc sx tại VN, hạn chế lạm dụng kê đơn thuốc nhập khẩu đắt tiền; Người đứng đầu cơ sở y tế tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ đối với các dịch vụ y tế và thuốc sx tại VN để người dân từng bước nhận thức đúng về chất lượng, hiệu quả của các thuốc này. (3) Giải pháp đối với các cơ sở sxkd thuốc: Đầu tư nc, ứng dụng các thành tựu KHKT vào sx thuốc theo các tiêu chuẩn GPs bảo đảm chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu điều trị; Cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm thuốc, bảo đảm thẩm mỹ tăng khả năng cạnh tranh/nước; Sắp xếp, đổi mới hệ thống phân phối, bảo quản, cung ứng thuốc sx tại VN nhằm cung ứng thuốc kịp thời, giảm chi phí trung gian và tăng sức cạnh tranh với thuốc nhập khẩu. Tăng cường đầu tư kinh phí cho các hoạt động truyền thông, quảng cáo...Tăng cường hoạt động tư vấn giới thiệu thuốc sx tại VN tại các cơ sở y tế, các cơ sở kinh doanh, phân phối thuốc…Tổ chức các cuộc Hội thảo chuyên đề về thuốc sx tại VN cho đội ngũ thầy thuốc trực tiếp khám chữa bệnh; Hội đồng đấu thầu thuốc BV…(4) Giải pháp Truyền thông. (5) Giải pháp về thi đua, khen thưởng. (6) Giải pháp về nguồn lực.

   Đề án được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 2012 - 2015, giai đoạn này sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, cs về ưu tiên sử dụng thuốc sx tại VN; Tổ chức các hoạt động, sự kiện truyền thông triển khai Đề án; Thành lập và sử dụng có hiệu quả Quỹ “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”; Hàng năm kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết Đề án. Giai đoạn 2016 – 2020. Trên cơ sở đánh giá KQ Đề án giai đoạn 2012 – 2015, đề xuất các giải pháp thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn của giai đoạn 2016-2020. Trong đề án cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị liên quan để thực hiện.

   Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược cho rằng việc thực hiện hiệu quả đề án trong giai đoạn này mang một ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sản xuất trong nước trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mục tiêu của Đề án đã rõ ràng, tuy nhiên để thực hiện được các mục tiêu đó. Bộ Y tế cần phải xây dựng một kế hoạch thực hiện chi tiết, chế tài cụ thể đặc biệt đối với các cơ sở khám chữa bệnh. Giải pháp về cơ chế chính sách được coi là giải pháp quan trọng nhất. Cần phải có chính sách quốc gia xuyên suốt thì mới ủng hộ được sản xuất trong nước.

(Tin VPHH)