Doanh nghiệp cần lưu ý khi thâm nhập thị trường Trung Quốc
[14/09/2009 10:13:47]

Quy trình nhập khẩu ở Trung Quốc

Hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu ở Trung Quốc  đều nhập khẩu theo giá FOB. Chỉ có rất  ít hàng hoá được nhập khẩu theo điều kiện CIF. Hình thức thanh toán thường theo thư tín dụng (L/C). Quy trình nhập khẩu hàng hoá gồm rất nhiều bước từ ký hợp đồng đến thanh toán.

Quy trình nhập khẩu nói chung theo điều kiện FOB bao gồm: ký  hợp đồng, mở L/C, đặt chỗ và thu xếp chuyên chở, bảo hiểm, kiểm tra chứng từ, thanh toán, khai báo hải quan, nhận hàng, kiểm hoá, vận chuyển hàng hoá và đòi bồi thường nhập khẩu.

1. Ký một hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực:

Một hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực khi báo giá  dựa trên các thoả thuận bằng văn bản hoặc dựa vào một hợp đồng giữa một doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc và một nhà xuất khẩu nước ngoài đã được chấp nhận hoặc báo giá của bên nước ngoài được chấp nhận. Mặc dù Trung Quốc đã thực hiện chính sách mở cửa với hoạt động nhập khẩu nhưng vẫn bị kiểm soát và phải tuân theo hàng loạt quy định và điều lệ như "Luật Ngoại thương" và "Luật Hải quan". Vì thế các doanh nhân cần phải tham khảo các luật và quy định do Chính phủ Trung Quốc ban hành trước khi nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài.Tất cả hàng hoá, nếu không bị hạn chế, đều được phép nhập khẩu tự do mặc dù phương thức giao dịch và thanh toán trái với quy định thường bị cấm.

2. Mở Tín dụng thư (L/C)

Người mua phải điền đơn theo quy định của hợp  đồng để mở thư tín dụng sau khi hợp đồng nhập khẩu đã được ký. Nội dung của L/C phải phù hợp với quy định của hợp đồng. Thời hạn hiệu lực của L/C phải phù hợp với quy định của hợp đồng. Sau khi mở L/C, người mua có thể yêu cầu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hoàn thiện.

3. Đặt chỗ và thu xếp chuyên chở:

Người mua có trách nhiệm thuê chuyên chở nếu hợp  đồng nhập khẩu được ký theo điều kiện giá  FOB. Hiện nay việc thuê chuyên chở thường do Công ty Chuyên chở ngoại thương Trung Quốc đảm nhiệm. Sau khi đã thoả thuận các điều khoản chuyên chở, nhà nhập khẩu phải thông báo cho người bán biết về thời gian và tên tàu để nhà xuất khẩu chuẩn bị và sẵn sàng xếp hàng. Trong khi đó, người mua nên xúc tiến chuyên chở để Công ty chuyên chở xếp hàng đúng hạn.

4. Bảo hiểm

Bảo hiểm theo điều kiện FOB và CIF đều thuộc trách nhiệm bên mua. Hiện nay, bảo hiểm cho hàng hoá chuyên chở  bằng đường biển do Công ty Chuyên chở ngoại thương Trung Quốc đảm nhiệm, công ty này có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm sơ bộ với Công ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốc (PICC).

5. Kiểm tra chứng từ và thanh toán

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ kiểm tra số chứng từ và nội dung theo quy định của thư tín dụng sau khi nhận được ngân phiếu và chứng từ  của ngân hàng. Nếu hợp lệ, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ tiến hành thanh toán cho doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nhập khẩu có thể mua ngoại tệ từ Ngân hàng theo tỷ giá hối đoái hiện hành. Nếu có gì sai sót, Ngân hàng có thể báo cho bên bán sửa chữa hoặc từ chối thanh toán.

6. Khai báo hải quan và nhận hàng:

Doanh nghiệp nhập khẩu, sau khi nộp các chứng từ nên chuẩn bị nhận hàng nhập khẩu. Khi hàng hoá đã  đến cảng đến, họ nên bắt đầu khai báo hải quan và nhận hàng nhập khẩu. Việc khai báo hải quan và nhận hàng nhập khẩu thường do Công ty Chuyên chở  ngoại thương Trung Quốc làm thay người nhập khẩu.

7. Kiểm tra, nhận và chuyên chở hàng hoá:

Hàng hoá nhập khẩu phải được tổ chức kiểm hoá kiểm định. Nếu hàng hoá nhập khẩu bị  mất mát, hư hỏng hoặc thiếu, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu bồi thường với chứng nhận của tổ chức kiểm hoá. Sau khi các quy trình trên đã hoàn thành, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để cho công ty chuyên chở ngoại thương dỡ và chuyên chở hàng hoá về doanh nghiệp.

8. Đòi bồi thường:

Đòi bồi thường xảy ra trong trường hợp bên bán nước ngoài không giao hàng hoặc không giao hàng đúng thời hạn hoặc chất lượng, đóng gói, số lượng không phù hợp với quy định của hợp đồng. Mục tiêu đòi bồi thường tập trung vào bên xuất khẩu, Công ty Chuyên chở hoặc Công ty Bảo hiểm tuỳ theo mức độ thiệt hại về kinh tế khác nhau.

Nguồn: InfoTV