Theo nghiên cứu của Ngân hàng DBS (2023)1, các công ty Việt Nam đạt thành tựu cao hơn trung bình toàn cầu trong chuyển đổi số. Trong đó, đa số doanh nghiệp hài lòng với lợi nhuận gộp từ chuyển đổi số. Cải thiện hiểu biết về khách hàng và năng lực cạnh tranh trên thị trường cũng được đánh giá cao. Tuy có tiến bộ đáng kể song vẫn tồn tại nhiều thách thức. Các vấn đề phổ biến gồm có (1) Chi phí đầu tư cao; (2) Khó khăn lựa chọn phần mềm; (3) Triển khai kéo dài và (4) Thách thức trong việc tích hợp giải pháp công nghệ. Điều này được phản ánh trong Báo cáo thường niên về chuyển đổi số 20212 khi có đến 60,1% doanh nghiệp cho biết rào cản chính trong việc áp dụng công nghệ số là vì chi phí đầu tư và độ phức tạp của việc ứng dụng công nghệ.
Đại sứ quán Cộng hòa Belarus tại Việt Nam có công hàm giới thiệu Trung tâm khoa học và thực hành Lotios - Một doanh nghiệp nhà nước của cộng hòa Belarus. Lotios là tổ chức nghiên cứu khoa học thuộc cục công nghiệp dược phẩm của Bộ Y tế cộng hòa Belarus, chuyên cung cấp các dịch vụ sản xuất và đăng ký: thuốc, dược chất, thuốc thú y, thực phẩm chức năng; dịch vụ thử lâm sàng tại cộng hòa Belarus ...đáp ứng các tiêu chuẩn thế giới và châu âu với ưu thế về giá cả...
Các doanh nghiêp có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:
Cán bộ phụ trách Đại sứ quán: Bí thư thứ 3 Ms: Annastasia(Tiếng Anh, Nga), điện thoại: 84776366580, email: vn.trade@mfa.gov.by
Hiện nay, xu hướng đầu tư xây dựng nhà máy GMP trong sản xuất dược, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe,.. ngày càng được chú trọng bởi áp dụng GMP không đơn thuần chỉ để đáp ứng các yêu cầu về Quy chế hiện hành, mà GMP còn đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Theo thống kê của Cục quản lý Dược, tính đến năm 2020 cả nước có khoảng 264 cơ sở Dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP và khoảng 200 nhà máy sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt GMP. Trong bối cảnh thị trường hàng giả hàng nhái tràn lan dẫn đến sự kiểm soát của cơ quan quản lý ngày càng cao thì việc nâng cấp, xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP là việc làm tất yếu.
KOYO AUTOMATIC MACHINES Co., Ltd là công ty Nhật bản chuyên sản xuất máy dán nhãn mác tự động và thiết bị ngoại vi ngoại từ năm 1968 . Máy móc thiết bị của chúng tôi dùng trong các nghành công nghiệp dược phẩm, thực phẩm, đồ uống, đồ dùng vệ sinh cá nhân…
Đại sứ quán Hungary tại Hà Nội thông tin tới Hiệp hội về trang web của Cơ quan xúc tiến xuất khẩu Hungary ( HEPA) giới thiệu các sản phẩm và giải pháp điều trị và phòng chống COVID-19 của các công ty và nhà nghiên cứu y tế, dược phẩm Hungary nhằm ứng phó tốt hơn với hệ quả và tác động của dịch coronavirus: https://hepa.hu/en/Anti-COVID-19-Offers-from-Hungarian-Medical-Pharma-Companies
Các doanh nghiệp quan tâm, vui lòng liên hệ theo thông tin của công ty trên trang web hoặc email đến địa chỉ: jako.erika@hepa.hu
Hiệp hội nhận được công văn của Cơ quan Đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam thông tin về những sửa đổi trong luật pháp Liên bang Nga liên quan đến các công ty đang sản xuất và có kế hoạch sản xuất các sản phẩm của mình để tiêu thụ trên lãnh thổ Nga. Theo đó từ ngày 01/01/2020 các nhà sản xuất thuốc có quyền đưa công cụ nhận diện thuốc (và từ 01/07/2020 phải đảm bảo việc đưa công cụ nhận diện này) lên bao bì đóng gói thứ nhất (nếu không có bao bì đóng gói thứ hai) và lên bao bì đóng gói thứ hai (dành cho người sử dụng) của thuốc;
Nhằm hỗ trwoj doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thông qua thương mại điện tử, Bộ Công thương đã ký thỏa thuận hợp tác với Amazon, thoe đó Cục XTTM là đơn vị chủ trì triển khai các hoạt động tư vấn, tổ chức sự kiện, đào tạo...hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị hàng hóa, sản phẩm để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thời đại công nghiệp 4.0
Cục XTTM đã phối hợp với Amazon xây dựng kế hoạch triển khai chuỗi các hoạt động, sự kiện thuộc chương trình thương mại điện tử qua sãn Amazon.com, ( chi tiết đính kèm). Các doanh nghiệp quan tâm gửi đăng ký tham dự chương trình trước gnayf 10/2/2020
Ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Theo đó, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK phải đạt tiêu chuẩn GMP.
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK, tuy nhiên chỉ khoảng 200 - 300 cơ sở sản xuất đủ điều kiện đạt chuẩn GMP.
PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế cho biết:
"Với những cơ sở này, theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1/7/2019 mà vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất".
Chuỗi cung ứng lạnh không gián đoạn là gì?
Chuỗi cung ứng lạnh không gián đoạn là một khái niệm phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, nó được hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp và liên tục với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm bảo đảm chất lượng và kéo dài thời gian sử dụng của hàng hóa. Hiện chuỗi cung ứng lạnh được ứng dụng chủ yếu trong các ngành dược phẩm, hóa chất, bán lẻ và công nghiệp thực phẩm
Cả thế giới đang tập trung vào xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên để hiện thực hóa trong ứng dụng và quản trị dựa trên nền tảng 4.0 này thì doanh nghiệp phải từng bước có lộ trình khả thi, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp đặc thù như dược phẩm và chăm sóc sức khỏe.