Tại Hội nghị giao ban công tác dược & mỹ phẩm và phổ biến văn bản quy phạm pháp luật và năm 2014, một số đơn vị đã có câu hỏi liên quan đến các vướng mắc khi triển khai các văn bản QPPL trong lĩnh vực dược & mỹ phẩm.

Để giúp các đơn vị triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dược & mỹ phẩm, Cục quản lý Dược đã tổng hợp và trả lời toàn bộ các câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Cục.

Nội dung chi tiết các câu hỏi và trả lời tại Hội nghị nêu trên được đính kèm.

Ngày 17 tháng 06, Bộ Y tế ký ban hành quyết định số 2410/QĐ-BYTvề việc ban hành " Bản bổ sung Dược điển Việt Nam IV". “Bản bổ sung Dược điển Việt Nam IV” bao gồm 188 Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc:

- 115 tiêu chuẩn về nguyên liệu hóa dược và thành phẩm hóa dược;

- 43 tiêu chuẩn về dược liệu;

- 13 tiêu chuẩn về vắc xin;

- 8 tiêu chuẩn về bao bì và nguyên liệu làm bao bì;

- 9 tiêu chuẩn về phương pháp kiểm nghiệm chung cho thuốc và nguyên liệu làm thuốc dùng cho người.

Bản bổ sung Dược điển Việt Nam IV có hiệu lực từ ngày 01/10/2015. Những quy định trước đây trái với quy định của Bản bổ sung Dược điển Việt Nam IV đều bãi bỏ.

1.Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

2. Thông tư số 04/2014/TT-BCT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

3. Thông tư số 05/2014/TT-BCT Quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa

4.Thông tư 27/2014/TT-BCT ngày 4/9/2014 của Bộ Công thương về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Việt Nam

5. Thông tư số 22/2009/TT_BCT Quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 Về việc Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá.

2. Thông tư số 07/2006/TT-BTM Hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xư theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá

3.Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17/04/2006 huớng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hoá XNK có xuất xứ không thuần tuý theo NĐ số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa

4. Thông tư số 10/2006/TT-BTMSửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2006/TT-BTM về việc hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần tuý theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá

5. Thông tư số 06/2011/TT-BCT Quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi

6. Thông tư số 01/2013/TT-BCT: Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21/3/2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi

Ngày 25 tháng 11 năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 44/2014/TT-BYT Quy định việc đăng ký thuốc. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2015.

Tham khảo nội dung thông tư và các phụ lục đính kèm

Ngày 26 tháng 11 năm 2014 Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua. Luật này thay thế Luật DN, số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật DN, số 37/2013/QH13 ngày 20/06/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015

Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 với rất nhiều nội dung mới, tác động mạnh mẽ tới các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài